Đối với tất cả các trhang máy, trước khi đưa vào sử dụng đều phải có tối thiểu một phương án cứu hộ khi có khách bị kẹt trong cabine thang máy.
1. PHƯƠNG ÁN CỨU HỘ TỰ ĐỘNG ( Automatic Rescuse Device).
2. PHƯƠNG ÁN CỨU HỘ BÁN TỰ ĐỘNG ( Semi-Auto Rescuse Method).
3. PHƯƠNG ÁN CỨU HỘ BẰNG TAY ( Manual Rescuse Method).
----
PHƯƠNG ÁN CỨU HỘ TỰ ĐỘNG:
Đa số các thang máy mới lắp trong thời gian gần đây đều có thiết bị cứu hộ tự động (ARD). Tùy từng hãng mà bộ ARD này được thiết kế tích hợp sẵn ( như Monarch, Hitachi, Mitsubishi ...) hay không được thiết kế mà phải chèn bộ ARD rời ( như Schindler, ThsenKrup, Kone, Otis ...)
Tuy nhiên bộ ARD này chỉ có tác dụng khi mất điện (Power off), còn các lỗi kỹ thuật khác của hệ thống điều khiển ( ví dụ như lỗi mất vị trí, sụt điện áp/ mất pha ... trên lưới điện v.v... ) thì bộ ARD này không có tác dụng.
Do vậy, cho dù có trang bị thiết bị cứu hộ tự động (ARD) thì vẫn phải trang bị thêm một trong hai phương án cứu hộ bằng tay và/ hoặc phương án cứu hộ bán tự động.
---
PHƯƠNG ÁN CỨU HỘ BÁN TỰ ĐỘNG ( Semi-Auto Rescuse Method).
Bản chất của phương án cứu hộ bán tự động là dùng nguồn điện ( nguồn lưới hoặc nguồn accu) để mở thắng từ và dựa trên độ chênh lệch tải trọng giữa cabin & đối trọng để di chuyển cabine. Quá trình thực hiện gồm các bước:
Bước 1: Chuyển switch hệ thống sang chế độ cứu hộ bán tự động.
Bước 2: Ấn nút cứu hộ (Rescuse Button). Hệ thống sẽ kiểm tra hệ thống an toàn. Nếu hệ thống đủ an toàn ( cửa cabine + cửa tầng đóng kín) thì cho phép cabine di chuyển. Mỗi lần ấn nút thì cabine chỉ di chuyển được 5 - 10cm. Ấn nút nhiều lần để di chuyển cabine về đến tầng gần nhất.
Bước 3: Khi cabine về bằng tầng thì sẽ không di chuyển nữa cho dù có tiếp tục ấn nút cứu hộ. Xác định vị trí cabine và di chuyển xuống dưới tầng có cabine, dùng chìa khóa mở cửa tầng & cửa cabine cho khách ra ngoài.
Phương án cứu hộ bán tự động thường được trang bị trên các dòng thang máy gia đình, thang máy không phòng máy và các thang máy có tải trọng lớn ( thang hàng hóa > 2 tấn) mà không thể di chuyển cabine bằng cách quay bánh đà (hand wheel) tại máy kéo.
Phương án cứu hộ bán tự động nên được trang bị cho các thang máy tải bệnh trong các bệnh viện.
...
PHƯƠNG ÁN CỨU HỘ BẰNG TAY ( Manual Rescuse Method).
Tùy theo từng nhà cung cấp, từng loại máy kéo sử dụng cho thang máy mà phương án cứu hộ bằng tay có khác nhau. Bản chất chung của phương án cứu hộ bằng tay là dùng sức người mở thắng + dùng tay quay bánh đà (hand wheel) tại máy kéo để di chuyển cabine. Quá trình thực hiện hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ năng và trực quan của người thực hiện.
Mỗi phòng máy buộc phải có bảng hướng dẫn cứu hộ bằng tay, hướng dẫn chi tiết cách thực hiện đối với loại máy kéo đang sử dụng.
Mỗi quý, nhà cung cấp dịch vụ bảo trì nên huấn luyện cho nhân viên kỹ thuật tòa nhà để việc cứu hộ được thực hiện đúng cách.